*******
Lưu ý: để đảm bảo về nghĩa, một số thuật ngữ sẽ được giữ nguyên nhé các bạn, tìm hiểu về thuật ngữ trước khi đọc Scrum Guide nhé. Các bạn tham khảo Tại đây
********
NHÓM SCRUM (SCRUM TEAM)
Đơn vị cơ bản của Scrum là một nhóm nhỏ gồm nhiều người gọi là Nhóm Scrum (Scrum Team). Một Scrum Team bao gồm một Scrum Master, một Product Owner và Developers (người phát triển). Trong Scrum Team, không có nhóm phụ hoặc hệ thống phân cấp. Đây là một đơn vị gắn kết của những chuyên gia, tập trung vào một mục tiêu tại một thời điểm, gọi là mục tiêu sản phẩm (Product Goal).
Scrum Team là một nhóm liên chức năng (cross-functional), nghĩa là các thành viên có tất cả các kỹ năng cần thiết để tạo ra giá trị trong mỗi Sprint. Họ cũng tự quản lý (self-managing), nghĩa là họ quyết định nội bộ ai làm gì, khi nào và như thế nào.
Scrum Team đủ nhỏ để duy trì sự nhanh nhẹn và đủ lớn để hoàn thành công việc quan trọng trong một Sprint, nhóm thường có 10 người hoặc ít hơn. Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy rằng các nhóm nhỏ giao tiếp tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn. Nếu Scrum Team trở nên quá lớn, thì nên xem xét tổ chức lại thành nhiều Scrum Team gắn kết, mỗi nhóm tập trung vào cùng một sản phẩm, chia sẻ cùng một Product Goal, Product Backlog và Product Owner.
Scrum Team chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động liên quan đến sản phẩm từ hợp tác với các bên liên quan, xác minh (verification), bảo trì, vận hành, thử nghiệm, nghiên cứu và phát triển và bất kỳ điều gì khác có thể được yêu cầu. Họ được tổ chức cấu trúc và trao quyền (empowered) để quản lý công việc của chính họ. Làm việc trong các Sprint với tốc độ bền vững sẽ cải thiện sự tập trung và nhất quán của Scrum Team.
Toàn bộ Scrum Team chịu trách nhiệm tạo ra Phần tăng trưởng (Increment) hữu ích, có giá trị trong mỗi Sprint. Scrum xác định ba trách nhiệm cụ thể trong Scrum Team: Nhà phát triển (Developers), Chủ sở hữu sản phẩm (Product Owner) và Scrum Master.
THE DEVELOPERS
Developers là những người trong Scrum Team, cam kết tạo ra bất kỳ khía cạnh nào của Phần tăng trưởng có thể sử dụng được trong mỗi Sprint.
Các kỹ năng cụ thể mà Developers cần có thường rất rộng và sẽ thay đổi theo lĩnh vực công việc.
Tuy nhiên, Developers luôn chịu trách nhiệm về:
- Lập kế hoạch cho Sprint, Sprint Backlog
- Nâng cao chất lượng bằng cách tuân thủ Định nghĩa hoàn thành (DoD – Definition of Done)
- Điều chỉnh kế hoạch của họ mỗi ngày để hướng tới Sprint Goal
- Chịu trách nhiệm với nhau như những người chuyên nghiệp.
PRODUCT OWNER
Product Owner chịu trách nhiệm tối đa hóa giá trị của sản phẩm từ công việc của Scrum Team. Cách thức thực hiện điều này có thể rất khác nhau giữa các tổ chức, Scrum Team và cá nhân.
Product Owner cũng chịu trách nhiệm quản lý Product Backlog hiệu quả, bao gồm:
- Phát triển và truyền đạt rõ ràng Product Goal
- Tạo và truyền đạt rõ ràng các hạng mục của Product Backlog
- Sắp xếp các hạng mục của Product Backlog
- Đảm bảo rằng Product Backlog minh bạch, dễ thấy và dễ hiểu.
Product Owner có thể thực hiện công việc trên hoặc có thể ủy quyền trách nhiệm cho người khác. Cho dù là vậy, Product Owner vẫn là người phải chịu trách nhiệm cốt lõi.
Để các Product Owner hướng tới thành công, toàn bộ tổ chức phải tôn trọng quyết định của họ. Những quyết định này hiển thị trong nội dung và thứ tự của Product Backlog, và thông qua Phần tăng trưởng có thể kiểm tra tại buổi Sprint Review.
Product Owner là một người, KHÔNG phải là một ủy ban. Product Owner có thể đại diện cho nhu cầu của nhiều bên liên quan trong Product Backlog. Các nhu cầu muốn thay đổi Product Backlog có thể thực hiện bằng cách cố gắng thuyết phục Product Owner.
SCRUM MASTER
Scrum Master chịu trách nhiệm thiết lập Scrum như được định nghĩa trong Hướng dẫn Scrum (Scrum Guide). Họ làm điều này bằng cách giúp mọi người hiểu về lý thuyết và thực hành Scrum, cả trong Scrum Team lẫn trong tổ chức.
Scrum Master chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của Scrum Team. Họ làm điều này bằng cách cho phép Scrum Team cải thiện các hoạt động của mình (trong khuôn khổ Scrum framework).
Scrum Master là những nhà lãnh đạo thực sự (true leader), phục vụ Scrum Team và lớn hơn là tổ chức.
Scrum Master phục vụ Scrum Team theo nhiều cách, bao gồm:
- Huấn luyện các thành viên trong nhóm về tự quản lý và liên chức năng
- Giúp Scrum Team tập trung vào việc tạo ra các Phần tăng trưởng có giá trị cao, đáp ứng Định nghĩa Hoàn thành;
- Giúp loại bỏ các trở ngại đối với tiến trình thực hiện của Scrum Team
- Đảm bảo rằng tất cả các sự kiện Scrum đều diễn ra tích cực, hiệu quả và được duy trì trong khung thời gian (timebox).
Scrum Master phục vụ Product Owner theo nhiều cách, bao gồm:
- Giúp tìm ra các kỹ thuật để xác định Product Goal và quản lý Product Backlog hiệu quả
- Giúp Scrum Team hiểu sự cần thiết của các hạng mục trong Product Backlog một cách rõ ràng và súc tích
- Giúp lập kế hoạch sản phẩm theo thực nghiệm trong môi trường phức tạp
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác của các bên liên quan khi được yêu cầu hoặc khi cần.
Scrum Master phục vụ tổ chức theo nhiều cách, bao gồm:
- Dẫn dắt, đào tạo và huấn luyện tổ chức trong việc áp dụng Scrum
- Lập kế hoạch và tư vấn triển khai Scrum trong tổ chức
- Giúp nhân viên và các bên liên quan hiểu và ban hành cách tiếp cận thực nghiệm cho các vấn đề công việc phức tạp
- Xóa bỏ rào cản giữa các bên liên quan và các nhóm Scrum Team.
SỰ KIỆN SCRUM (SCRUM EVENTS)
Sprint là nơi chứa tất cả các sự kiện khác. Mỗi sự kiện trong Scrum là một cơ hội chính thức để thanh tra và điều chỉnh các tạo tác Scrum. Những sự kiện này được thiết kế đặc biệt để cho phép tính minh bạch cần thiết.
Việc không vận hành bất kỳ sự kiện nào theo quy định sẽ dẫn đến mất cơ hội thanh tra và thích nghi. Các sự kiện được sử dụng trong Scrum để tạo tính đều đặn và để giảm thiểu các nhu cầu họp không được xác định trong Scrum.
Một cách tối ưu, tất cả các sự kiện được tổ chức cùng thời gian và địa điểm để giảm bớt sự phức tạp.
Bản gốc Tiếng Anh Scrum Guide 2020, các bạn có thể tải về Tại đây.