BABOK – Chương 7 – Mục 7.2 – Xác minh yêu cầu

MỤC ĐÍCH

Mục đích của xác minh yêu cầu là để đảm bảo rằng các thông số kỹ thuật và mô hình của yêu cầu và thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và có thể sử dụng được cho mục đích mà chúng phục vụ.

MÔ TẢ

Xác minh yêu cầu đảm bảo rằng các yêu cầu và thiết kế đã được xác định chính xác. Xác minh yêu cầu cấu thành quá trình kiểm tra của BA và các bên liên quan chính để xác định rằng yêu cầu và thiết kế đã sẵn sàng để xác nhận và cung cấp thông tin cần thiết để thực hiện công việc tiếp theo.

Một bản đặc tả được xem chất lượng cao khi được viết tốt và dễ hiểu cho đối tượng mục tiêu. Một mô hình được xem là chất lượng khi nó cao tuân theo các tiêu chuẩn ký hiệu chính thức hoặc không chính thức và thể hiện thực tế một cách hiệu quả.

Đặc điểm quan trọng nhất của yêu cầu chất lượng và thiết kế là tính phù hợp để sử dụng. Chúng phải đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, những người sẽ sử dụng chúng cho mục đích cụ thể. Chất lượng cuối cùng được xác định bởi các bên liên quan.

ĐẦU VÀO

  • Yêu cầu (được chi tiết và mô hình hóa): bất kỳ yêu cầu, thiết kế hoặc tập hợp nào trong số đó có thể được xác minh để đảm bảo rằng văn bản có cấu trúc tốt và ma trận cũng như ký hiệu mô hình hóa được sử dụng chính xác

RADD verify requirements

CÁC YẾU TỐ

Đặc điểm chất lượng của yêu cầu và thiết kế

Mặc dù chất lượng cuối cùng được xác định bởi nhu cầu của các bên liên quan (những người sẽ sử dụng các yêu cầu hoặc thiết kế) nhưng các yêu cầu được xem là chất lượng chấp nhận được khi thể hiện nhiều đặc điểm sau:

  • Nguyên tử: khép kín và có khả năng được hiểu độc lập với các yêu cầu hoặc thiết kế khác.
  • Hoàn chỉnh: đủ để hướng dẫn công việc tiếp theo và ở mức độ chi tiết phù hợp để công việc tiếp tục. Mức độ hoàn chỉnh được yêu cầu khác nhau dựa trên quan điểm hoặc phương pháp luận, cũng như thời điểm trong vòng đời mà yêu cầu đang được kiểm tra hoặc mô tả.
  • Nhất quán: phù hợp với nhu cầu đã xác định của các bên liên quan và không mâu thuẫn với các yêu cầu khác.
  • Ngắn gọn: không chứa nội dung thừa, nội dung không cần thiết.
  • Khả thi: hợp lý và khả thi trong phạm vi rủi ro, lịch trình và ngân sách đã thỏa thuận hoặc được coi là đủ khả thi để khám phá thêm thông qua các thử nghiệm hoặc nguyên mẫu.
  • Rõ ràng: yêu cầu phải được nêu rõ ràng theo cách để làm rõ liệu giải pháp có đáp ứng được nhu cầu liên quan hay không.
  • Có thể kiểm thử  được: có thể xác minh rằng yêu cầu hoặc thiết kế đã được đáp ứng. Mức độ hoàn thành xác minh có thể chấp nhận được phụ thuộc vào mức độ trừu tượng của yêu cầu hoặc thiết kế.
  • Được ưu tiên: xếp hạng, nhóm hoặc thương lượng về mức độ quan trọng và giá trị so với các yêu cầu khác.
  • Có thể hiểu được: được trình bày bằng cách sử dụng thuật ngữ phổ biến khi trình bày.

Hoạt động xác minh

Các hoạt động xác minh thường được thực hiện lặp đi lặp lại trong suốt quá trình quá trình phân tích yêu cầu.

Các hoạt động xác minh bao gồm:

  • Kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn hoạt động của tổ chức vềphân tích nghiệp vụ, chẳng hạn như sử dụng các công cụ và phương pháp phù hợp,
  • Kiểm tra việc sử dụng đúng ký hiệu mô hình hóa, mẫu hoặc biểu mẫu,
  • Kiểm tra tính đầy đủ trong mỗi mô hình,
  • So sánh từng mô hình với các mô hình có liên quan khác, kiểm tra các yếu tố được đề cập trong một mô hình nhưng bị thiếu trong các mô hình khác và xác minh rằng các yếu tố được tham chiếu một cách nhất quán,
  • Đảm bảo thuật ngữ được sử dụng để diễn đạt yêu cầu là dễ hiểu đối với các bên liên quan và nhất quán với việc sử dụng các thuật ngữ đó trong tổ chức
  • Thêm các ví dụ khi thích hợp để làm rõ.

Danh mục kiểm tra

Danh mục  kiểm tra (checklist) được sử dụng để kiểm soát chất lượng khi xác minh các yêu cầu và thiết kế.

Danh mục kiểm tra có thể bao gồm một tập hợp các yếu tố chất lượng tiêu chuẩn mà BA sử dụng để xác minh các yêu cầu hoặc chúng có thể được phát triển cụ thể để nắm bắt các vấn đề quan tâm. Mục đích của danh sách kiểm tra là để đảm bảo rằng các mục được xác định là quan trọng được đưa vào các yêu cầu cuối cùng có thể bàn giao hoặc các bước cần thiết cho quy trình xác minh được tuân thủ.

NGUYÊN TẮC VÀ CÔNG CỤ

  • Công cụ quản lý vòng đời yêu cầu: một số công cụ có chức năng kiểm tra các vấn đề liên quan đến nhiều đặc điểm, chẳng hạn như nguyên tử, rõ ràng và độ ưu tiên.

KỸ THUẬT

  • Tiêu chí chấp nhận và đánh giá: được sử dụng để đảm bảo rằng các yêu cầu được nêu đủ rõ ràng để đưa ra một bộ kiểm tra có thể chứng minh rằng các yêu cầu đã được đáp ứng.
  • Theo dõi hạng mục: được sử dụng để đảm bảo rằng mọi vấn đề hoặc sự cố được xác định trong quá trình xác minh đều được quản lý và giải quyết.
  • Chuẩn đo và KPI (Metrics and Key Performance Indicators (KPI)): được sử dụng để xác định cách đánh giá chất lượng của các yêu cầu.
  • Đánh giá: được sử dụng để kiểm tra tài liệu yêu cầu nhằm xác định các yêu cầu không đạt chất lượng chấp nhận được.

CÁC BÊN LIÊN QUAN

  • Tất cả các bên liên quan: BA cùng với các chuyên gia về lĩnh vực nghiệp vụ và chuyên gia triển khai có trách nhiệm chính trong việc xác định rằng nhiệm vụ này đã được hoàn thành. Các bên liên quan khác có thể phát hiện ra các yêu cầu có vấn đề trong quá trình truyền đạt yêu cầu. Do đó, tất cả các bên liên quan có thể tham gia vào nhiệm vụ này.

ĐẦU RA

  • Yêu cầu (đã xác minh): một tập hợp các yêu cầu hoặc thiết kế đủ chất lượng để làm cơ sở cho các công việc tiếp theo.

Bạn có thể tải về bản gốc Tiếng Anh Tại đây

Ezami

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *