Tôi đã vượt qua bài thi PSPO II như thế nào?

LẤY ĐỘNG LỰC ĐỂ ÔN THI

Thời điểm mình quyết định thi chứng chỉ PSPO II cũng đến bất thình lình lắm, đó là vào một ngày cuối tháng 8, trước dịp nghỉ lễ 2/9 chỉ khoảng 2-3 ngày thôi.Thời điểm đó mình đã làm xong MRD cho một dự án và bắt đầu tiến đến việc làm các bước tiếp theo (product roadmap, product vision, FDD,…). Mình tại thời điểm đó là CPO kiêm luôn mọi vị trí trong team (bao gồm đề xuất cả kiến trúc core Hệ thống), vừa làm PO, BA, kiêm Tech, kể ra startup nào tuyển được mình cũng nhàn, làm hết việc của team bởi lẽ team lúc đó mới có duy nhất 1 thành viên là mình :))))

Lọ mọ gần 1 tháng thì tuyển thêm được 1 bạn Dev, và công cuộc build team chính thức bắt đầu. Tiếp xúc với Agile cũng đã lâu, vẫn duy trì được thói quen tìm một khóa Agile để học mỗi 2 năm một lần, nhưng lần này mới thực sự là sự thử thách, bởi vì ở công ty cũ của mình (là một công ty cũng to to), mặc dù cứ nói về Agile, cứ nói về Scrum nhưng hầu hết mọi người (kể cả quản lí) không có hoặc có rất ít kiến thức về Agile nói chung cũng như Scrum nói riêng, làm cho mình suốt một thời gian rất dài 4-5 năm liền cứ ngụp lặn trong mớ bòng bong ấy, nhiều lúc đề xuất được chạy thử nghiệm một mô hình Scrum “tương đối” chuẩn cũng bị cho là phù phiếm, là “rỗi hơi”.

Cho nên, chính cái thời điểm 8/2022 là một bước ngoặt, thôi thúc mình tìm hiểu sâu hơn về Agile nói chung và Scrum nói riêng. Và để làm được điều đó, mình kết hợp việc “học” lại một số kiến thức (về lí thuyết), cộng với thực hành luôn trong team mà mình (sẽ) build. Vậy là mình quyết định sẽ thi chứng chỉ Advanced của Professional Scrum Product Owner (hay còn gọi PSPO II), quyết định được đưa ra vào một ngày cuối tháng 8 như vậy.

Sau khi quyết tâm rồi, mình bắt đầu vạch ra một kế hoạch học và thi, đặt mục tiêu 10 ngày sẽ lấy được chứng chỉ PSPO II, đồng thời thu thập được một lượng kiến thức đủ dùng để build team của mình.

Nhiều người sẽ nghĩ mục tiêu ngày hơi ngáo vì bình thường để ôn thi PSPO II, thường sẽ mất khoảng 3 tháng. Nhưng mình thì mình tự tin là rút gọn được trong 7-10 ngày sẽ có thể “done” được. Sở dĩ mình tự tin như thế là do:

  • Mình đã tiếp xúc với Agile cũng tương đối lâu rồi.
  • Mình đã trải qua rất nhiều dự án, cũng đã thử sức ở các vai trò rất khác nhau (Tester, Developer, BA, PM, PO)
  • Mình đã hoàn thành chứng chỉ PSM I, PSPO I, do đó lượng kiến thức (về lí thuyết) mình vẫn nắm được tương đối.
  • Và mình có phương pháp để vừa học vừa ôn.

Nghe có vẻ dễ dàng đúng không? Nhưng quá trình mình học và ôn thi PSPO II cũng khá là gian nan, mệt mỏi. Và cũng là nguồn cảm hứng để mình build lên App Ezami sử dụng trên Mobile (trước đó mình chỉ push đề lên Blog của mình cho mọi người làm trên web).

ÔN THI

Sau khi lên kế hoạch và mục tiêu xong xuôi, mình chính thức bước vào ôn luyện để thi. Do thời gian ban ngày phải đi làm ở văn phòng, nên mình dành chủ yếu thời gian ôn luyện vào buổi tối. Mình bắt đầu ôn bài vào khoảng 9h30 (có hôm 10h) tối cho đến khoảng 12h đêm – 1h sáng hôm sau. Tức tầm 2-3h/ngày cho việc ôn tập. Suốt 1 tuần như thế (đó là tuần cuối trước khi bắt đầu nghỉ lễ 2/9).

Tài liệu ôn tập chính thì cũng dễ tìm, gồm:

  • Scrum guide 2020 (là phần basic nhất, là phần must have nếu muốn thi các chứng chỉ của scrum.org). Bạn có thể tải về bản mềm Scrum Guide 2020 Tại đây.
  • Evidence-Based Management Guide 2020 (EBM Guide 2020 – đây là phần xuất hiện khá nhiều trong đề PSPO II). Bản mềm bạn tải về Tại đây.

Chủ yếu mình học ở 2 tài liệu đó, ngoài ra cũng lân la các forum của scrum.org xem mọi người thảo luận. Việc đọc và hiểu 2 loại tài liệu trên ngốn khá nhiều thời gian, mỗi tài liệu chỉ dài tầm 15 trang thôi nhưng lượng kiến thức trong đó lại vô cùng lớn.

Với Scrum Guide mình đọc khá nhẹ nhàng vì tài liệu này mình đọc không biết bao nhiêu lần rồi. EBM Guide 2020 thì ngược lại hoàn toàn, ở lần đọc đầu tiên, mình bị lẫn lộn hầu hết các khái niệm, không nhớ được Current Value (CV) là gì, phân biệt với Unrealized Value (UV) ra sao. Thêm vào đó, EBM Guide 2020 cũng đụng tương đối đến một số kiến thức mà nếu như có based kinh tế thì cũng sẽ hiểu hơn nhiều, và cũng may là mình có based kinh tế (mình tốt nghiệp cả ngành Quản trị Doanh nghiệp – Quản trị Kinh doanh của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội bênh cạnh chuyên ngành CNTT).

Nói thêm về EBM, đọc để hiểu được khái niệm là một chuyện, nhưng vận dụng được vào các bài toán thực tế lại là việc khác, và trong đề PSPO II thì lại có khá nhiều câu hỏi về tình huống thực tế, chủ yếu là các tình huống yêu cầu mình lựa chọn xem các KVAs (Key Value Areas) cần sử dụng ở đây là gì. Tóm lại là mất 30ph để đọc lướt xong một lượt (skim reading) nhưng mất tầm 3 ngày để bắt đầu ngấm và phân biệt được các KVAs.

Mình không dùng mindmap, mà thay vào đó mình viết ra giấy các khái niệm theo cách hiểu của mình (viết bằng Tiếng Anh vì nếu viết bằng tiếng Việt thì rất khó dịch, hoặc nếu dịch được sau này có dịch ngược lại Tiếng Anh thì lại chưa chắc đúng nữa :)))). Mình nhớ là dùng hết khoảng 14 tờ giấy A4 được viết 2 mặt (lượt 1 thì viết khái niệm ra như trong Guide của họ nhưng ở dạng gạch đầu dòng, lượt 2 thì bắt đầu triển khai thêm các ý khác, bảo là không dùng Mindmap nhưng thực chất nó cũng là một dạng Mindmap).

LUYỆN THI

Khi cảm thấy đã ôn tập được kha khá về lí thuyết, mình bắt đầu luyện đề. Đề thi PSPO II gồm 40 câu, thời gian làm bài trong 60 phút, và đạt từ 85% trở lên sẽ Pass. Lệ phí của mỗi lần thi là $250. Cái khó của PSPO II là với các dạng câu multiple choice, hầu hết là đều không cho biết số lượng đáp án đúng, do đó cần phải hiểu để làm được bài.

Khác với PSPO I, thì PSPO II không có Open Assessment để làm thử, nên mọi thứ cũng gần như mịt mù đối với mình. Cố gắng sử dụng kĩ năng search để tìm sample test, mock test. Vớ được một số đề tưởng chừng là PSPO II nhưng đọc kĩ té ra vẫn là của PSPO I.

Mình không tham gia khóa học của các trung tâm (một phần cũng do tiếc tiền, phần khác là thấy tự tin có thể pass được bài thi :))))

Mình chọn luyện thi vào mấy ngày nghỉ lễ (đợt 2/9 năm ngoái), để mình có nhiều thời gian làm bài hơn (và buổi tối của các hôm đó mình vẫn ôn bài đến 1h sáng mới đi ngủ). Sau khi tổng hợp được đề từ rất nhiều nguồn, lục tung hàng chục (hoặc hơn) các trang trên Google, mình bắt đầu làm đề.

Làm lướt lần 1 ==> làm thật nhanh ==> dò đáp án, đọc kĩ phần giải thích đáp án (nếu có)

Làm lướt lần 2 ==> đọc kĩ hơn vào các keywords ==> dò đáp án, đọc lại lần nữa phần giải thích đáp án (nếu có)

Làm lướt lần 3 ==> tốc độ làm cải thiện hơn trong khi đọc kĩ và nhớ hơn các keywords.

Vẫn có những câu làm đi làm lại 4-5 lần vẫn sai (là do mình chưa hiểu bản chất vấn đề).

À quên kể với mọi người, để tạo quyết tâm, mình đã bỏ $250 ra để mua 1 lượt dự thi, vì phải như thế mình mới quyết tâm ôn tập được, chứ không lại bỏ dở giữa chừng.

Ròng rã như thế cho đến khi kết thúc kì nghỉ lễ, mình may mắn pass bài thi PSPO II với số điểm cũng khá sát sao (không thấp đến mức là vừa đủ điểm nhưng không cao như điểm PSM của mình) nhưng cũng cao hơn điểm bài thi PSPO I 🤣.

Và một số điều mình rút ra sau khi vượt qua bài thi khó nhằn này:

  • Ôn tập kĩ phần lí thuyết, nếu được hãy tự viết lại theo ý hiểu của mình (viết bằng Tiếng Anh càng tốt).
  • Làm đề thật nhiều, vì mỗi lần làm đề là bạn đã được ôn tập lại các kiến thức (nhất là với các câu sai, đọc hiểu đáp án sẽ giúp bạn ôn lại kiến thức một lần nữa).
  • Với những người đã có kinh nghiệm làm Agile/Scrum là một lợi thế nhưng cũng là một bất lợi, vì những kinh nghiệm bạn có chưa chắc đã “đúng” (theo lí thuyết).

Trải qua việc ôn thi chứng chỉ PSPO II khá vất vả, càng làm mình có thêm quyết tâm viết ra App Ezami để giúp mọi người rút ngắn được thời gian ôn tập (mình sẽ chia sẻ quá trình viết App tại bài viết khác).

Ezami

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *