BABOK – Chương 9 – Mục 9.3 – Kiến thức nghiệp vụ

Kiến thức nghiệp vụ là cần thiết để BA thực hiện hiệu quả trong lĩnh vực nghiệp vụ, ngành nghề, tổ chức, giải pháp và phương pháp luận của họ. Kiến thức nghiệp vụ cho phép BA hiểu rõ hơn các khái niệm bao quát về cấu trúc, lợi ích và giá trị của tình huống liên quan đến thay đổi hoặc nhu cầu.

Năng lực cơ sở của kiến thức nghiệp vụ bao gồm:

  • Sự nhạy bén về nghiệp vụ (trang 199)
  • Kiến thức về ngành (trang 200)
  • Kiến thức về tổ chức (trang 201)
  • Kiến thức về giải pháp (trang 202)
  • Kiến Thức về phương pháp luận (trang 202).

SỰ NHẠY BÉN VỀ NGHIỆP VỤ (Business Acumen)

Mục đích

Phân tích nghiệp vụ đòi hỏi sự hiểu biết về các nguyên tắc nghiệp vụ cơ bản và các phương pháp hay nhất để đảm bảo chúng được coi là giải pháp đáng được xem xét.

Mô tả

Sự nhạy bén về nghiệp vụ là khả năng hiểu nhu cầu nghiệp vụ bằng cách sử dụng kinh nghiệm và kiến thức thu được từ các tình huống khác. Các tổ chức thường chia sẻ các thông lệ tương tự, chẳng hạn như các yêu cầu pháp lý và quy định, tài chính, hậu cần, bán hàng, tiếp thị, quản lý chuỗi cung ứng, nguồn nhân lực và công nghệ.

Sự nhạy bén về nghiệp vụ là khả năng hiểu và áp dụng kiến thức dựa trên những điểm tương đồng này trong các tình huống khác nhau. Hiểu được cách mà các tổ chức khác đã giải quyết thách thức có thể sẽ hữu ích khi tìm kiếm các giải pháp khả thi.

Nhận thức được những kinh nghiệm hoặc thách thức gặp phải trong quá khứ có thể giúp BA xác định thông tin nào có thể áp dụng cho tình huống hiện tại. Các yếu tố có thể gây ra sự khác biệt trong thực tiễn có thể bao gồm ngành nghề, địa điểm, quy mô tổ chức, văn hóa và sự trưởng thành của tổ chức.

Thước đo hiệu quả

Các thước đo sự nhạy bén về nghiệp vụ hiệu quả bao gồm:

  • Thể hiện khả năng nhận ra những hạn chế và cơ hội tiềm năng
  • Thể hiện khả năng nhận biết khi nào những thay đổi trong tình huống nào có thể sẽ đòi hỏi phải thay đổi hướng của một sáng kiến hoặc nỗ lực
  • Hiểu biết về rủi ro liên quan và khả năng đưa ra quyết định về quản lý rủi ro
  • Thể hiện khả năng nhận ra cơ hội để giảm chi phí và tăng lợi nhuận
  • Hiểu rõ các tùy chọn có sẵn để giải quyết những thay đổi mới phát sinh trong một tình huống.

KIẾN THỨC VỀ NGÀNH (Industry Knowledge)

Mục đích

Kiến thức về ngành cung cấp cho BA sự hiểu biết về các thông lệ và hoạt động hiện tại trong một ngành cũng như các quy trình tương tự giữa các ngành.

Mô tả

Kiến thức ngành là sự hiểu biết về:

  • Xu hướng hiện nay
  • Áp lực thị trường
  • Định hướng thị trường (market drivers)
  • Các quy trình cốt lõi
  • Dịch vụ
  • Sản phẩm
  • Định nghĩa
  • Phân khúc khách hàng
  • Nhà cung cấp
  • Thực tiễn (practices)
  • Quy định
  • Các yếu tố tác động khác hoặc là chịu tác động của ngành và các ngành liên quan.

Kiến thức ngành cũng là sự hiểu biết về cách một công ty được định vị trong một ngành, tác động và sự phụ thuộc của nó đối với thị trường và nguồn nhân lực.

Khi phát triển kiến thức về một ngành, đối thủ cạnh tranh hoặc công ty cụ thể, bộ câu hỏi sau đây có thể cung cấp hướng dẫn:

  • Ai đang dẫn đầu ngành?
  • Tổ chức nào thúc đẩy hoặc điều chỉnh ngành?
  • Những lợi ích của việc tham gia với các tổ chức này là gì?
  • Ai đang tạo ra các bản phát hành công khai, tham gia vào các hội nghị và cung cấp tài liệu tiếp thị?
  • So sánh các sản phẩm và dịch vụ?
  • Các chỉ số hài lòng/dự án đối chuẩn được áp dụng là gì?
  • Các nhà cung cấp, thực tiễn, thiết bị và công cụ được sử dụng bởi mỗi doanh nghiệp, và tại sao họ sử dụng chúng?
  • Những tác động tiềm ẩn của thời tiết, tình trạng bất ổn chính trị hoặc thảm họa thiên nhiên?
  • Khách hàng mục tiêu là ai và họ có phải là khách hàng của đối thủ cạnh tranh không?
  • Điều gì tác động đến chu kỳ sản xuất, tiếp thị và bán hàng? Nó có ảnh hưởng đến nhân sự hoặc yêu cầu phải thay đổi quy trình không?

Thước đo hiệu quả

Các thước đo về kiến thức ngành hiệu quả bao gồm:

  • Nhận thức được các hoạt động trong doanh nghiệp và rộng hơn là trong toàn bộ ngành
  • Có kiến thức về các đối thủ cạnh tranh và đối tác lớn
  • Khả năng xác định các xu hướng chính định hình ngành
  • Quen thuộc với các phân khúc khách hàng lớn nhất
  • Có kiến thức về các sản phẩm thông thường và các loại sản phẩm phổ biến
  • Am hiểu các nguồn thông tin về ngành, bao gồm các tổ chức thương mại hoặc tạp chí có liên quan
  • Hiểu biết về các điều khoản, tiêu chuẩn, quy trình và phương pháp luận cụ thể của ngành
  • Hiểu biết về môi trường pháp lý của ngành.

KIẾN THỨC VỀ TỔ CHỨC (Organization Knowledge)

Mục đích

Kiến thức về tổ chức cung cấp sự hiểu biết về cơ cấu quản lý và kiến trúc nghiệp vụ của doanh nghiệp.

Định nghĩa

Kiến thức về tổ chức bao gồm sự hiểu biết về cách doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, hoàn thành mục tiêu, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ tồn tại giữa các đơn vị nghiệp vụ và những người nắm giữ các vị trí liên quan chính.

Kiến thức về tổ chức cũng bao gồm sự hiểu biết về các kênh truyền thông chính thức và không chính thức của tổ chức cũng như nhận thức về chính trị nội bộ ảnh hưởng đến việc ra quyết định.

Thước đo hiệu quả

Các thước đo kiến thức tổ chức hiệu quả bao gồm:

  • Khả năng hành động tương ứng với các kênh truyền thông chính thức và không chính thức và các kênh ủy quyền (authority channels).
  • Hiểu thuật ngữ hoặc biệt ngữ được sử dụng trong tổ chức
  • Hiểu biết về các sản phẩm hoặc dịch vụ do tổ chức cung cấp
  • Khả năng xác định các chuyên gia về lĩnh vực nghiệp vụ (SMEs) trong tổ chức
  • Khả năng điều hướng các mối quan hệ và chính trị của tổ chức.

KIẾN THỨC VỀ GIẢI PHÁP (Solution Knowledge)

Mục đích

Kiến thức về giải pháp cho phép BA tận dụng sự hiểu biết của họ về các phòng ban, môi trường hoặc công nghệ hiện có để xác định hiệu quả các phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện thay đổi.

Định nghĩa

Khi nỗ lực phân tích nghiệp vụ liên quan đến việc cải thiện một giải pháp hiện có, BA sẽ áp dụng kiến thức và kinh nghiệm từ công việc trước đó vào giải pháp đó. Sự quen thuộc với nhiều giải pháp hoặc nhà cung cấp có sẵn trên thị trường có thể giúp xác định các giải pháp thay thế khả thi.

BA có thể tận dụng kiến thức thu được từ những kinh nghiệm trước đây để đẩy nhanh việc phát hiện ra những thay đổi tiềm ẩn thông qua việc khơi gợi hoặc phân tích chuyên sâu.

Thước đo hiệu quả

Các thước đo giải pháp hiệu quả bao gồm:

  • Giảm thời gian hoặc chi phí để thực hiện một thay đổi cần thiết
  • Rút ngắn thời gian phân tích yêu cầu và/hoặc thiết kế giải pháp
  • Hiểu khi nào thì một thay đổi lớn hơn là hợp lý hoặc không hợp lý dựa trên lợi ích nghiệp vụ
  • Hiểu được năng lực bổ sung hiện có nhưng đang không được sử dụng như thế nào, có thể được triển khai để cung cấp giá trị.

KIẾN THỨC VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN (Methodology Knowledge)

Mục đích

Hiểu các phương pháp được sử dụng bởi tổ chức sẽ cung cấp cho BA thông tin về bối cảnh, sự phụ thuộc, cơ hội và các ràng buộc được sử dụng khi phát triển phương pháp phân tích nghiệp vụ.

Mô tả

Các phương pháp xác định thời gian (các bước lớn hoặc từng bước nhỏ), cách tiếp cận, vai trò của những người liên quan, mức độ rủi ro được chấp nhận và các khía cạnh khác về cách tiếp cận và quản lý thay đổi.

Các tổ chức áp dụng hoặc tạo ra các phương pháp luận của riêng họ để phù hợp với các mức độ khác nhau về văn hóa, mức độ trưởng thành, khả năng thích ứng, rủi ro, sự không chắc chắn và quản trị.

Kiến thức về nhiều phương pháp khác nhau cho phép BA nhanh chóng thích nghi và thực hiện trong môi trường mới

Thước đo hiệu quả

Các thước đo kiến ​​thức về phương pháp luận hiệu quả bao gồm:

  • Khả năng thích ứng với những thay đổi trong phương pháp luận
  • Sẵn sàng sử dụng hoặc học hỏi một phương pháp luận mới
  • Tích hợp hiệu quả các tác vụ và kỹ thuật phân tích nghiệp vụ để hỗ trợ phương pháp luận hiện tại
  • Quen thuộc với các thuật ngữ, công cụ và kỹ thuật được quy định bởi một phương pháp luận
  • Khả năng đóng nhiều vai trò trong các hoạt động được quy định bởi một phương pháp luận

Bạn có thể tải về bản gốc Tiếng Anh Tại đây

Ezami

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *