Chương này bao gồm thông tin cung cấp các kiến thức nền tảng về tất cả các nội dung, khái niệm và ý tưởng khác được đề cập trong BABOK® Guide. Các thông tin này cung cấp cho BA các hiểu biết cơ bản về các ý tưởng cốt lõi cần thiết để hiểu và sử dụng BABOK® Guide trong thực hành phân tích nghiệp vụ hàng ngày.
Chương này bao gồm:
- Mô hình khái niệm cốt lõi về phân tích nghiệp vụ (BACCM ™): định nghĩa bộ khung khái niệm cho nghề phân tích nghiệp vụ.
- Các thuật ngữ chính: cung cấp định nghĩa về các khái niệm cơ bản
được nhấn mạnh vì tầm quan trọng của chúng đối với BABOK® Guide. - Lược đồ phân loại yêu cầu: xác định các cấp độ hoặc loại yêu cầu để hỗ trợ BA và các bên liên quan khác trong việc quản lý và phân loại yêu cầu.
- Các bên liên quan: định nghĩa vai trò và đặc điểm của các nhóm hoặc cá nhân tham gia hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phân tích nghiệp vụ nhằm mang lại sự thay đổi có giá trị cho doanh nghiệp.
- Yêu cầu và thiết kế: mô tả sự khác biệt và tầm quan trọng của các yêu cầu và thiết kế khi chúng có liên quan đến hoạt động phân tích nghiệp vụ.
Mô hình khái niệm cốt lõi trong phân tích nghiệp vụ
Mô hình khái niệm cốt lõi trong phân tích nghiệp vụ (BACCM ™) là một bộ khung khái niệm cho hoạt động phân tích nghiệp vụ. Bao gồm thông tin giải thích phân tích nghiệp vụ là gì, ý nghĩa của nó đối với những người thực hiện nhiệm vụ phân tích nghiệp vụ như thế nào, bất kể quan điểm, ngành, phương pháp luận hoặc cấp độ trong tổ chức.
Được cấu thành từ sáu thuật ngữ có ý nghĩa chung cho mọi BA, giúp họ thảo luận về hoạt động phân tích nghiệp vụ và các mối quan hệ của nó với các thuật ngữ chung. Mỗi thuật ngữ này được coi là một khái niệm cốt lõi.
Sáu khái niệm cốt lõi trong BACCM
Sự thay đổi (change)
Nhu cầu (need)
Giải pháp (solution)
Các bên liên quan (stakeholder)
Giá trị (value)
Bối cảnh (context).
Mỗi khái niệm cốt lõi là một ý tưởng nền tảng cho việc thực hành phân tích nghiệp vụ, tất cả các khái niệm cốt lõi đều quan trọng và cần thiết.
Mỗi khái niệm cốt lõi được xác định bởi năm khái niệm cốt lõi khác và không thể hiểu một cách đầy đủ cho đến khi tất cả các khái niệm được hiểu.
Không một khái niệm nào có tầm quan trọng hoặc ý nghĩa lớn hơn bất kỳ khái niệm nào khác. Những khái niệm này là công cụ để hiểu loại thông tin được khơi gợi, phân tích hoặc quản lý trong các tác vụ phân tích nghiệp vụ.
BACCM có thể được sử dụng để
- Mô tả chuyên môn và lĩnh vực phân tích nghiệp vụ,
- Giao tiếp về công việc phân tích nghiệp vụ bằng các thuật ngữ phổ biến,
- Đánh giá mối quan hệ của các khái niệm cốt lõi trong phân tích nghiệp vụ,
- Thực hiện phân tích nghiệp vụ tốt hơn bằng cách đánh giá tổng thể các mối quan hệ giữa sáu khái niệm này, và
- Đánh giá tác động của những khái niệm và mối quan hệ này tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình nỗ lực làm việc nhằm thiết lập cả nền tảng và đường đi tiếp theo.
Khái niệm cốt lõi | Diễn giải nội dung |
---|---|
Sự thay đổi |
Là hành động chuyển đổi để đáp ứng một nhu cầu.
Thay đổi có tác dụng cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Những cải tiến này có chủ ý và được kiểm soát thông qua hoạt động phân tích nghiệp vụ. |
Nhu cầu |
Là một vấn đề hoặc cơ hội cần được giải quyết.
Nhu cầu có thể gây ra những thay đổi bằng cách thúc đẩy các bên liên quan hành động. Những thay đổi cũng có thể gây ra nhu cầu bằng cách làm giảm hoặc nâng cao giá trị được chuyển giao bởi các giải pháp hiện có mang lại. |
Giải pháp |
Là một cách thức cụ thể để thỏa mãn một hoặc nhiều nhu cầu trong một ngữ cảnh nhất định.
Một giải pháp đáp ứng nhu cầu bằng cách giải quyết một vấn đề mà các bên liên quan đang đối mặt hoặc tạo điều kiện cho các bên liên quan tận dụng tốt một cơ hội. |
Các bên liên quan |
Là một nhóm hoặc cá nhân có mối quan hệ với sự thay đổi, nhu cầu, hoặc giải pháp.
Các bên liên quan thường được xác định dựa trên lợi ích, tác động và tầm ảnh hưởng đến sự thay đổi. Các bên liên quan thường được phân nhóm dựa trên mối quan hệ của họ với các nhu cầu, thay đổi và giải pháp. |
Giá trị |
Là sự đáng giá, tầm quan trọng hoặc tính hữu ích của một thứ gì đó đối với bên liên quan trong bối cảnh nhất định.
Các giá trị đạt được hoặc sự cải tiến ở dạng tiềm năng hay hiện hữu đều được xem là giá trị. Cũng có thể, giá trị bị suy giảm dưới dạng tổn thất, rủi ro. Giá trị có thể là hữu hình hoặc vô hình. Giá trị hữu hình có thể đo lường trực tiếp được, thường chứa thành phần tiền tệ đáng kể. Giá trị vô hình được đo lường một cách gián tiếp, thường chứa thành phần động lực quan trọng, chẳng hạn như danh tiếng của công ty hoặc tinh thần của nhân viên. Trong một số trường hợp, giá trị có thể được đánh giá theo nghĩa tuyệt đối, nhưng trong nhiều trường hợp được đánh giá theo nghĩa tương đối: một phương án giải pháp có giá trị hơn phương án giải pháp khác từ quan điểm của một nhóm các bên liên quan nhất định. |
Bối cảnh |
Là những tình huống gây ảnh hưởng đến hoăc bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi.
Các thay đổi thường xảy ra trong một ngữ cảnh. Bối cảnh là tất cả những gì liên quan đến sự thay đổi trong môi trường cụ thể. Bối cảnh có thể bao gồm thái độ, hành vi, niềm tin, đối thủ cạnh tranh, văn hóa, nhân khẩu học, mục tiêu, chính phủ, cơ sở hạ tầng, ngôn ngữ, tổn thất, quy trình, sản phẩm, dự án, bán hàng, mùa màng, thuật ngữ, công nghệ, thời tiết và bất kỳ yếu tố nào khác đáp ứng định nghĩa. |
BA sử dụng khái niệm cốt lõi như thế nào?
Các khái niệm cốt lõi có thể được sử dụng bởi BA để xem xét chất lượng và tính hoàn chỉnh của công việc đang được thực hiện.
Trong mỗi mô tả của từng nhóm kiến thức, có các ví dụ về cách các khái niệm cốt lõi có thể được sử dụng và/hoặc áp dụng trong các tác vụ. Trong khi lập kế hoạch hoặc thực hiện một tác vụ hoặc kỹ thuật, BA có thể xem xét cách giải quyết từng khái niệm cốt lõi bằng cách đặt các câu hỏi như:
- Những loại thay đổi chúng ta đang thực hiện là gì?
- Những nhu cầu chúng ta đang cố gắng thỏa mãn là gì?
- Các giải pháp chúng ta đang tạo ra hoặc thay đổi là gì?
- Các bên liên quan có liên quan là ai?
- Những gì các bên liên quan coi là có giá trị?
- Bối cảnh và giải pháp là gì?
Nếu có bất kỳ khái niệm cốt lõi nào thay đổi, điều đó sẽ khiến chúng ta phải đánh giá lại những khái niệm cốt lõi này và mối quan hệ của chúng với việc chuyển giao giá trị.
Bạn có thể tải về bản gốc Tiếng Anh Tại đây