THUẬT NGỮ CHÍNH
Phân tích nghiệp vụ
BABOK® Guide mô tả và định nghĩa công việc phân tích nghiệp vụ là phương pháp tạo điều kiện cho sự thay đổi trong doanh nghiệp bằng cách xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp mang lại giá trị cho các bên liên quan.
Thông tin phân tích nghiệp vụ
Thông tin phân tích nghiệp vụ đề cập đến các tập hợp thông tin đa dạng mà BA phân tích, chuyển đổi và báo cáo. Đó là thông tin thuộc bất kỳ loại nào, ở bất kỳ mức độ chi tiết nào, được sử dụng làm đầu vào hoặc đầu ra của công việc phân tích nghiệp vụ.
Ví dụ, thông tin phân tích nghiệp vụ bao gồm kết quả khơi gợi, yêu cầu, thiết kế, lựa chọn giải pháp, phạm vi giải pháp và chiến lược thay đổi.
Điều cần thiết là phải mở rộng đối tượng của hoạt động phân tích nghiệp vụ từ “yêu cầu” sang “thông tin” để đảm bảo rằng tất cả các đầu vào và đầu ra của hoạt động phân tích nghiệp vụ đều tuân theo các tác vụ và hoạt động được mô tả trong BABOK® Guide.
Ví dụ: khi thực hiện “Lập kế hoạch Quản lý Thông tin Phân tích nghiệp vụ“, nó bao gồm tất cả các ví dụ được liệt kê ở trên.
Nếu BABOK® Guide mô tả “Lập kế hoạch Quản lý yêu cầu “, thì nó sẽ loại trừ các đầu ra quan trọng như kết quả khơi gợi, tùy chọn giải pháp và chiến lược thay đổi.
Thiết kế
Là một bản trình bày khả dụng cho một giải pháp. Thiết kế tập trung vào việc làm thế nào giá trị có thể được thực hiện bởi một giải pháp nếu nó được xây dựng. Bản chất của việc trình bày có thể là một tài liệu (hoặc một bộ tài liệu) và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp.
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một hệ thống gồm một hoặc nhiều tổ chức và giải pháp mà họ sử dụng để theo đuổi một tập hợp các mục tiêu chung.
Các giải pháp này (còn được gọi là khả năng của tổ chức) có thể là các quy trình, công cụ hoặc thông tin. Với mục đích phân tích nghiệp vụ, giới hạn của doanh nghiệp có thể được định nghĩa liên quan đến sự thay đổi và không bị ràng buộc bởi ranh giới của một pháp nhân, tổ chức hoặc đơn vị tổ chức.
Một doanh nghiệp có thể bao gồm bất kỳ số lượng doanh nghiệp, chính phủ hoặc bất kỳ loại hình tổ chức nào khác.
Tổ chức
Một nhóm người tự chủ dưới sự quản lý của một cá nhân hoặc ban quản lý, hoạt động hướng tới các mục tiêu và kế hoạch chung.
Các tổ chức thường có phạm vi được định nghĩa rõ ràng và hoạt động trên cơ sở liên tục, trái ngược với định nghĩa về một nhóm sáng kiến hoặc nhóm dự án, bởi nhóm này có thể bị giải tán sau khi đạt được các mục tiêu của nó.
Kế hoạch
Kế hoạch là một đề xuất để được phép thực hiện hoặc đạt được điều gì đó.
Kế hoạch mô tả một tập hợp các sự kiện, sự phụ thuộc giữa các sự kiện, trình tự dự kiến, lịch trình, thành quả hoặc kết quả, nguyên vật liệu, nguồn lực cần thiết, và các bên liên quan cùng tham gia.
Yêu cầu
Một yêu cầu là bản trình bày khả dụng cho một nhu cầu.
Các yêu cầu tập trung vào việc hiểu loại giá trị nào có thể được phân phối nếu một yêu cầu được đáp ứng.
Bản chất của bản trình bày có thể là một tài liệu (hoặc một bộ tài liệu), nhưng có thể rất khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Rủi ro
Rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn đối với giá trị của một thay đổi, một giải pháp hoặc một doanh nghiệp.
BA phối hợp với các bên liên quan khác để xác định, đánh giá và lên thứ tự ưu tiên cho các rủi ro và đối phó với những rủi ro đó bằng cách thay đổi khả năng xảy ra của các điều kiện hoặc sự kiện dẫn đến sự không chắc chắn đó:
- Giảm nhẹ hậu quả,
- Loại bỏ nguồn gốc của rủi ro,
- Né tránh rủi ro hoàn toàn bằng cách quyết định không bắt đầu hoặc tiếp tục với những hoạt động dẫn đến rủi ro,
- Chia sẻ rủi ro với các bên khác,
- Hoặc chấp nhận, thậm chí tăng rủi ro để đối phó với cơ hội.
LƯỢC ĐỒ PHÂN LOẠI YÊU CẦU
Theo mục đích của BABOK® Guide, lược đồ phân loại mô tả các yêu cầu:
Yêu cầu nghiệp vụ (Business Requirement)
Tuyên bố về mục tiêu dài hạn (goal), mục tiêu ngắn hạn (objective) và kết quả (outcome) nhằm mô tả lý do tại sao một thay đổi đã được thực hiện. Chúng có thể áp dụng cho toàn bộ một doanh nghiệp, một bộ phân hoặc một sáng kiến cụ thể.
Yêu cầu của các bên liên quan (Stakeholder requirements)
Mô tả nhu cầu của các bên liên quan phải được đáp ứng nhằm đạt được các yêu cầu về nghiệp vụ. Chúng có thể đóng vai trò là cầu nối giữa các yêu cầu nghiệp vụ và yêu cầu giải pháp.
Yêu cầu về giải pháp (Solution Requirements)
Mô tả các năng lực và chất lượng của một giải pháp đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan. Chúng cung cấp mức độ chi tiết thích hợp để cho phép phát triển và triển khai giải pháp.
Yêu cầu giải pháp có thể được chia thành hai loại:
- Yêu cầu chức năng: mô tả các khả năng mà một giải pháp phải có về mặt hành vi và thông tin mà giải pháp sẽ quản lý.
- Yêu cầu phi chức năng hoặc các yêu cầu về chất lượng dịch vụ: dù không liên quan trực tiếp đến chức năng của giải pháp, nhưng nó mô tả các điều kiện mà theo đó một giải pháp phải duy trì hiệu quả hoặc chất lượng.
Yêu cầu chuyển đổi (Transition Requirements)
Mô tả các khả năng mà giải pháp phải có và các điều kiện mà giải pháp phải đáp ứng để tạo điều kiện chuyển đổi từ trạng thái hiện tại sang trạng thái tương lai, nhưng sẽ không còn cần thiết khi quá trình chuyển đổi hoàn tất.
Chúng được phân biệt với các loại yêu cầu khác vì chúng có tính chất tạm thời.
Yêu cầu chuyển đổi đề cập đến các chủ đề như chuyển đổi dữ liệu, đào tạo và tính liên tục trong nghiệp vụ.
Bạn có thể tải về bản gốc Tiếng Anh Tại đây