CÔNG CỤ VÀ CÔNG NGHỆ PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ (Business Analysis Tools and Technology)
Mục đích
BA sử dụng nhiều công cụ và công nghệ khác nhau để lập mô hình, lập tài liệu và quản lý kết quả đầu ra của các hoạt động phân tích nghiệp vụ và các sản phẩm bàn giao cho các bên liên quan.
Định nghĩa
Các công cụ dành riêng cho lĩnh vực phân tích nghiệp vụ cung cấp chuyên biệt khả năng trong:
- Mô hình hóa
- Sơ đồ hóa
- Tài liệu hóa
- Phân tích và ánh xạ các yêu cầu
- Xác định mối quan hệ giữa các yêu cầu
- Theo dõi và lưu trữ các thành phần tạo tác của yêu cầu
- Giao tiếp với các bên liên quan.
Một số công cụ và công nghệ phân tích nghiệp vụ chỉ tập trung vào một hoạt động phân tích nghiệp vụ duy nhất và một số khác thì tích hợp nhiều chức năng phân tích nghiệp vụ vào một công cụ duy nhất. Các công cụ được thiết kế riêng cho phân tích nghiệp vụ có thể bao gồm các chức năng như lập mô hình, quản lý yêu cầu, theo dõi vấn đề, tạo nguyên mẫu và mô phỏng, kỹ thuật phần mềm hỗ trợ máy tính (Computer Aided Software Engineering – CASE) và các công cụ khảo sát.
Các công cụ lập mô hình có thể cung cấp chức năng hỗ trợ BA thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến mô hình hóa, bao gồm:
- Tạo các mô hình và hình ảnh trực quan để giúp căn chỉnh phù hợp với các bên liên quan và phác thảo mối quan hệ về nhu cầu, thực thể, yêu cầu, các bên liên quan và bối cảnh
- Truy xuất nguồn gốc một cách trực quan các quy tắc nghiệp vụ, yêu cầu dưới dạng văn bản, tuyên bố phạm vi, hình ảnh trực quan về phạm vi, yêu cầu dữ liệu, nhu cầu sản phẩm, bối cảnh và thông tin yêu cầu khác
- Tạo sự thực thi cho một công cụ độc quyền để thực thi mô hình hoặc tạo ra mã ứng dụng (application code) có thể được cải tiến bởi một nhà phát triển.
Những công cụ này thường xuyên xác nhận việc tuân thủ các ký hiệu. Một số công cụ lập mô hình hỗ trợ tạo các mô hình thực thi, chẳng hạn như hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ (cho phép tạo các mô hình quy trình thực thi) và hệ thống quản lý quy tắc nghiệp vụ (cho phép đánh giá các quy tắc nghiệp vụ đã nắm bắt).
Các công nghệ quản lý yêu cầu có thể cung cấp chức năng hỗ trợ BA thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến quản lý yêu cầu, bao gồm:
• configuration management of requirements and requirements artifacts, and
• verifying the quality of requirements through checking for defined
characteristics and relationships
- Luồng công việc liên quan đến yêu cầu bao gồm thiết lập đường cơ sở (baseline), phê duyệt và ký duyệt, kiểm soát thay đổi và tình trạng triển khai
- Truy xuất nguồn gốc bao gồm truy xuất ngược (backwards traceability), truy xuất xuôi (forwards traceability), mối quan hệ giữa các yêu cầu và phân tích tác động của sự thay đổi yêu cầu
- Quản lý cấu hình của các yêu cầu và tạo tác yêu cầu
- Xác minh chất lượng của các yêu cầu thông qua việc kiểm tra xác định đặc điểm và mối quan hệ.
Các công cụ theo dõi vấn đề có thể cung cấp chức năng hỗ trợ BA thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến theo dõi vấn đề, chẳng hạn như:
- Theo dõi rủi ro yêu cầu
- Theo dõi các xung đột và vấn đề về yêu cầu
- Theo dõi lỗi.
Các công cụ tạo mẫu và mô phỏng có thể cung cấp chức năng hỗ trợ BA tạo mẫu hoặc mô phỏng giải pháp hoặc các phần của giải pháp.
Thước đo hiệu quả
Các thước đo công cụ và công nghệ phân tích nghiệp vụ hiệu quả bao gồm:
- Khả năng áp dụng sự hiểu biết về một công cụ và các công cụ tương tự khác
- Có thể xác định các công cụ chính hiện có và mô tả điểm mạnh, điểm yếu và cách chúng có thể được sử dụng trong bất kỳ tình huống nào
- Hiểu biết và có khả năng sử dụng các tính năng chính của công cụ
- Khả năng lựa chọn một hoặc nhiều công cụ hỗ trợ các quy trình của tổ chức
- Khả năng sử dụng các công cụ để hoàn thành các hoạt động liên quan đến yêu cầu nhanh hơn mức có thể
- Khả năng theo dõi các thay đổi đối với các yêu cầu và tác động của chúng đối với việc triển khai giải pháp, các bên liên quan và giá trị.
CÔNG CỤ VÀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG (Communication Tools and Technology)
Mục đích
BA sử dụng các công cụ và công nghệ giao tiếp để thực hiện các hoạt động phân tích nghiệp vụ, quản lý nhóm và cộng tác với các bên liên quan.
Định nghĩa
Các công cụ giao tiếp được sử dụng để lập kế hoạch và hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến tương tác đối thoại và tương tác hợp tác. Các công cụ giao tiếp cho phép BA làm việc với các nhóm ảo (virtual) lẫn nhóm cùng vị trí (co-located).
Hiểu các tùy chọn có sẵn với các công cụ này (và biết cách sử dụng các công cụ giao tiếp khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ và sử dụng các kỹ thuật khác nhau trong nhiều môi trường cộng tác) có thể cho phép giao tiếp hiệu quả và chính xác hơn cũng như đưa ra quyết định hiệu quả hơn.
BA chọn công cụ và công nghệ thích hợp cho tình huống và nhóm các bên liên quan trong khi cân bằng giữa chi phí, rủi ro và giá trị.
Ví dụ về các công cụ tương tác hội thoại bao gồm liên lạc bằng giọng nói, nhắn tin nhanh, trò chuyện trực tuyến, e-mail, viết blog (blogging) và tiểu blog (microblogging).
Ví dụ về các công cụ cộng tác bao gồm hội nghị truyền hình (video conferencing), bảng trắng điện tử (electronic white boarding), wiki, lịch điện tử, công cụ động não trực tuyến (online brainstorming tools), ra quyết định điện tử (electronic decision making), bỏ phiếu điện tử (electronic voting), chia sẻ tài liệu và chia sẻ ý tưởng.
Thước đo hiệu quả
Các thước đo về công cụ và công nghệ truyền thông hiệu quả bao gồm:
- Lựa chọn các công cụ phù hợp và hiệu quả với khán giả và phù hợp mục đích
- Lựa chọn khi nào sử dụng và khi nào không sử dụng công nghệ truyền thông một cách hiệu quả
- Khả năng xác định các công cụ để đáp ứng nhu cầu giao tiếp
- Hiểu biết và khả năng sử dụng các tính năng của công cụ.
Bạn có thể tải về bản gốc Tiếng Anh Tại đây