BABOK – Chương 10 – Mục 10.10- Trò chơi hợp tác

MỤC ĐÍCH

Các trò chơi hợp tác khuyến khích những người tham gia vào một hoạt động khơi gợi cùng hợp tác trong việc xây dựng sự hiểu biết chung về một vấn đề hoặc một giải pháp.

MÔ TẢ

Trò chơi hợp tác đề cập đến một số kỹ thuật có cấu trúc lấy cảm hứng từ cách chơi trò chơi và được thiết kế để tạo điều kiện hợp tác. Mỗi trò chơi bao gồm các quy tắc để giữ cho người tham gia tập trung vào một mục tiêu cụ thể. Các trò chơi được sử dụng để giúp người tham gia chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của họ về một chủ đề nhất định, xác định các giả định tiềm ẩn và khám phá kiến thức đó theo những cách có thể không xảy ra trong quá trình tương tác thông thường.

Trải nghiệm được chia sẻ của trò chơi hợp tác khuyến khích những người có quan điểm khác nhau về một chủ đề hợp tác cùng nhau để hiểu rõ hơn về một vấn đề và phát triển một mô hình chung về vấn đề hoặc các giải pháp tiềm năng. Nhiều trò chơi hợp tác có thể được sử dụng để hiểu quan điểm của các nhóm liên quan khác nhau.

Các trò chơi hợp tác thường được hưởng lợi từ sự tham gia của một người điều hành trung lập (là người giúp những người tham gia hiểu các quy tắc của trò chơi và thực thi các quy tắc đó). Công việc của người điều hành là giữ cho trò chơi tiến triển và giúp đảm bảo rằng tất cả những người tham gia đều đóng một vai trò nhất định. Trò chơi hợp tác thường liên quan đến yếu tố thị giác hoặc xúc giác mạnh. Các hoạt động như di chuyển giấy ghi chú dán (sticky notes), viết nguệch ngoạc trên bảng trắng, hoặc vẽ các bức tranh giúp mọi người vượt qua sự ức chế, thúc đẩy tư duy sáng tạo và tư duy rộng.

YẾU TỐ

Mục Đích Trò Chơi

Mỗi trò chơi cộng tác khác nhau có một mục đích xác định (thường là để phát triển sự hiểu biết tốt hơn về một vấn đề hoặc kích thích các giải pháp sáng tạo) dành riêng cho loại trò chơi đó. Người điều hành giúp những người tham gia trò chơi hiểu được mục đích và hướng tới việc thực hiện thành công mục đích đó.

Quy trình

Mỗi loại trò chơi hợp tác đều có một quy trình hoặc bộ quy tắc mà khi tuân theo sẽ giúp trò chơi tiến tới mục tiêu của nó. Mỗi bước trong trò chơi thường bị giới hạn bởi thời gian.

Trò chơi thường có ít nhất ba bước:

Bước 1: bước mở đầu (trong đó những người tham gia  được khuyến khích tham gia vào), tìm hiểu luật chơi và bắt đầu nảy sinh ý tưởng

Bước 2: bước khám phá, trong đó người tham gia tương tác với một người tham gia khác và tìm kiếm sự kết nối giữa các ý tưởng của họ, kiểm tra những ý tưởng đó, và thử nghiệm với những ý tưởng mới

Bước 3: bước kết thúc, trong đó các ý tưởng được đánh giá và những người tham gia tìm ra ý tưởng nào có khả năng hữu ích và hiệu quả nhất.

Kết quả

Khi kết thúc trò chơi hợp tác, người điều hành và người tham gia làm việc thông qua kết quả và xác định bất kỳ quyết định hoặc hành động nào cần được thực hiện dựa trên những gì người tham gia đã học được.

Ví dụ về các trò chơi hợp tác

Có nhiều loại trò chơi hợp tác, bao gồm (nhưng không giới hạn) những trò chơi sau

Cân nhắc sử dụng

.1 Điểm mạnh

  • Có thể tiết lộ những giả định tiềm ẩn hoặc sự khác biệt về quan điểm.
  • Khuyến khích tư duy sáng tạo bằng cách kích thích các quá trình tâm lý thay thế.
  • Là sự thách thức cho những người tham gia thường ít nói hoặc dè dặt, giúp họ đóng vai trò tích cực hơn trong các hoạt động nhóm.
  • Một số trò chơi hợp tác có thể hữu ích trong việc đưa ra các nhu cầu nghiệp vụ chưa được đáp ứng.

Hạn chế

  • Bản chất vui tươi của các trò chơi có thể bị coi là ngớ ngẩn và khiến những người tham gia có cá tính dè dặt hoặc các chuẩn mực văn hóa cảm thấy không thoải mái.
  • Trò chơi có thể tốn thời gian và có thể bị coi là không hiệu quả, đặc biệt nếu mục tiêu hoặc kết quả không rõ ràng.
  • Sự tham gia của nhóm có thể dẫn đến cảm giác tin tưởng sai lầm vào các kết luận đạt được

Bạn có thể tải về bản gốc Tiếng Anh Tại đây

Ezami

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *