MÔ HÌNH VÀ KĨ THUẬT THAM CHIẾU
Mô hình tham chiếu
Mô hình tham chiếu là các mẫu kiến trúc được xác định trước cung cấp một hoặc nhiều quan điểm cho một ngành hoặc chức năng cụ thể thường thấy trên nhiều lĩnh vực (ví dụ: CNTT hoặc tài chính).
Các mô hình tham chiếu thường được coi là bản thể luận kiến trúc mặc định cho ngành hoặc chức năng. Chúng cung cấp điểm khởi đầu của kiến trúc cơ sở mà các kiến trúc sư nghiệp vụ có thể điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của tổ chức của họ.
Bảng sau liệt kê một số mô hình tham khảo phổ biến.
Mô hình tham chiếu | Lĩnh vực |
---|---|
Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Hoạt động hợp tác (Association for Cooperative Operations Research and Development – ACORD) | Ngành bảo hiểm tài chính |
Mô hình động lực nghiệp vụ (Business Motivation Model – BMM) | Phổ quát |
Kiểm soát mục tiêu quản lý công nghệ thông tin (Control Objectives for IT – COBIT) | Quản trị và quản lí IT |
eTOM và FRAMEWORX | Lĩnh vực truyền thông |
Mô hình tham chiếu dịch vụ kiến trúc doanh nghệp liên bang (Federal Enterprise Architecture Service Reference Model – FEASRM) | Chính phủ (được phát triển cho chính qui) |
Thư viện cơ sở hạ tầng công nghệ (Information Technology Infrastructure Library – ITIL) | Quản lí dịch vụ IT |
Bộ khung phân loại qui trình (Process Classification Framework) | Nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm hàng không vũ trụ, quốc phòng, máy tự động, giáo dục, dụng cụ điện, dầu khí, dược phẩm và viễn thông |
Tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (Supply Chain Operations Reference – SCOR) | Quản lí chuỗi cung ứng |
Mô hình tham chiếu giá trị (Value Reference Model – VRM) | Quản lí mạng lưới và thay đổi giá trị |
Bảng 11.4.1 Mô hình tham chiếu kiến trúc nghiệp vụ
Kỹ thuật
Bảng sau liệt kê các kỹ thuật thường được sử dụng trong lĩnh vực kiến trúc nghiệp vụ và không có trong phần Kỹ thuật của BABOK® Guide.
Kỹ thuật | Mô tả |
---|---|
Lưu đồ Archimate | Một ngôn ngữ mô hình hóa tiêu chuẩn mở. |
Mô hình động lực nghiệp vụ (Business Motivation Model – BMM) | Một sự chính thức hóa động lực nghiệp vụ về sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, chiến thuật, mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn, chính sách, qui tắc và người ảnh hưởng. |
Kiến trúc quy trình nghiệp vụ (Business Process Architecture) | Mô hình hóa các qui trình, bao gồm các điểm giao diện, như một phương tiện cung cấp cái nhìn tổng thể về các qui trình tồn tại trong tổ chức. |
Bản đồ năng lực (Capability Map) | Mô danh mục phân cấp các năng lực nghiệp vụ, hoặc những điều doanh nghiệp làm được. Năng lực được phân loại theo chiến lược, giá trị cốt lõi, và sự hỗ trợ. |
Bản đồ hành trình khách hàng (Customer Jorney Map) | Một mô hình mô tả sinh động hành trình của khách hàng thông qua nhiều điểm tiếp xúc khác nhau và các bên liên quan khác nhau trong một dịch vụ hoặc tổ chức. Bản đồ hành trình khách hàng thường được sử dụng để phân tích hoặc thiết kế trải nghiệm người dùng từ nhiều quan điểm. |
Sơ đồ giá trị cốt lõi doanh nghiệp (Enterprise Core Diagram) | Mô hình hóa sự tích hợp và tiêu chuẩn hóa của tổ chức. |
Bản đổ thông tin (Information Map) | Một danh mục các khái niệm nghiệp vụ quan trọng (thực thể nghiệp vụ nền tảng) liên kết với năng lực nghiệp vụ và sự chuyển giao giá trị. Điều này thường được phát triển cùng với mô hình năng lực đại diện cho các từ vựng nghiệp vụ phổ biến trong doanh nghiệp. Nó không phải là một mô hình dữ liệu mà là một phép phân loại của nghiệp vụ. |
Bản đồ tổ chức (Organizational Map) | Một mô hình thể hiện mối quan hệ của các đơn vị nghiệp vụ với nhau, với các đối tác bên ngoài, với các năng lực và thông tin. Không giống như sơ đồ tổ chức điển hình, bản đồ tổ chức tập trung vào sự tương tác giữa các đơn vị, chứ không phải cấu trúc phân cấp. |
Phân tích danh mục dự án (Project Portfolio Analysis) | Được sử dụng để mô hình hóa các chương trình, dự án, và danh mục đầu tư nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể về các sáng kiến của tổ chức. |
Lộ trình (Roadmap) | Mô hình hóa các hành động, sự phụ thuộc và trách nhiệm cần thiết để tổ chức chuyển từ trạng thái hiện tại sang trạng thái tương lai, thông qua các trạng thái chuyển tiếp. |
Phân tích hướng dịch vụ (Service – oriented Analysis) | Được sử dụng để mô hình hóa sự phân tích, thiết kế, kiến trúc của hệ thống và phần mềm nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về cơ sở hạ tầng IT của tổ chức |
Bộ khung xây dựng kiến trúc tổng thể (The Open Group Architecture Framework – TOGAF) | Cung cấp một phương pháp để phát triển kiến trúc doanh nghiệp. Giai đoạn B của phương pháp phát triển kiến trúc TOGAF (TOGAF Architecture Development Method – ADM) tập trung vào sự phát triển của kiến trúc nghiệp vụ. Các tổ chức tuân theo TOGAF có thể chọn điều chỉnh giai đoạn B để áp dụng các bản thiết kế kiến trúc nghiệp vụ, kĩ thuật và tài liệu tham khảo được mô tả trong BABOK Guide |
Ánh xạ giá trị (Value Mapping) | Ánh xạ giá trị cung cấp một bản trình bảy tổng thể về các dòng hoạt động cần thiết để chuyển giao giá trị. Nó được sử dụng để nhận diện các lĩnh vực có tiềm năng cải thiện trong một qui trình đầu cuối. Mặc dù có một số kiểu ánh xạ giá trị khác nhau, chuỗi giá trị thường được sử dụng trong kiến trúc nghiệp vụ. |
Bộ khung Zachman (Zachman Framework) | Cung cấp một bản thể luận về các khái niệm sơ khai của doanh nghiệp dự trên ma trận gồm sáu nghi vấn (cái gì, như thế nào, ở đâu, ai, khi nào, tại sao) và sáu cấp độ trừ tượng (điều hành, quản lí nghiệp vụ, kiến trúc sư, kĩ sư, kĩ thuật viên, doanh nghiệp). Các kiến trúc sư nghiệp vụ có thể thấy rằng việc khám phá những quan điểm điều hành hoặc quản lí nghiệp vụ thông qua các nghi vấn khác nhau giúp cung cấp sự rõ ràng và nhiều hiểu biết sâu sắc. |
NĂNG LỰC NỀN TẢNG
Ngoài các năng lực nền tảng, BA làm việc trong lĩnh vực kiến trúc nghiệp vụ còn yêu cầu:
- Khả năng chấp nhận cao đối với sự mơ hồ và không chắc chắn
- Khả năng đặt mọi thứ vào một bối cảnh rộng hơn
- Khả năng chuyển đổi các yêu cầu và bối cảnh thành một khái niệm hoặc thiết kế của một giải pháp.
- Khả năng loại bỏ các chi tiết không cần thiết để cung cấp chế độ xem ở cấp độ cao hơn
- Khả năng suy nghĩ trong khung thời gian dài trong nhiều năm
- Khả năng mang lại kết quả mang tính chiến thuật (ngắn hạn), đồng thời mang lại giá trị trước mắt và góp phần đạt được chiến lược nghiệp vụ (dài hạn)
- Khả năng tương tác với mọi người ở cấp điều hành
- Khả năng xem xét nhiều tình huống hoặc kết quả
- Khả năng lãnh đạo và chỉ đạo thay đổi trong tổ chức
- Rất nhạy bén về chính trị.
TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC NHÓM KIẾN THỨC
Phần này giải thích cách các phương pháp phân tích nghiệp vụ cụ thể trong kiến trúc nghiệp vụ được ánh xạ tới các nhiệm vụ và phương pháp phân tích nghiệp vụ như được xác định trong BABOK® Guide. Phần này mô tả cách áp dụng hoặc sửa đổi từng lĩnh vực kiến thức trong ngành kiến trúc nghiệp vụ.
Mỗi lĩnh vực kiến thức liệt kê các kỹ thuật liên quan đến quan điểm kiến trúc kinh doanh. Các kỹ thuật của BABOK® Guide được tìm thấy trong chương Kỹ thuật của BABOK® Guide. Các kỹ thuật phân tích nghiệp vụ khác không có trong chương Kỹ thuật của BABOK® Guide nhưng được coi là đặc biệt hữu ích cho BA làm việc trong lĩnh vực kiến trúc nghiệp vụ. Việc này không nhằm mục đích đưa ra danh sách đầy đủ các kỹ thuật mà nhằm nêu bật các loại kỹ thuật được BA sử dụng khi thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực kiến thức.
Lập kế hoạch và giám sát phân tích nghiệp vụ
Trong quá trình Lập kế hoạch và giám sát phân tích nghiệp vụ, nguyên tắc về kiến trúc nghiệp vụ yêu cầu BA phải hiểu:
- Chiến lược và định hướng
- Mô hình hoạt động và đề xuất giá trị
- Năng lực nghiệp vụ và điều hành hiện tại
- Các bên liên quan và điểm tham gia của họ
- Kế hoạch cho quá trình tăng trưởng, quản trị và lập kế hoạch
- Văn hóa và môi trường
- Khả năng thay đổi.
Khi đã hiểu được các yếu tố này, BA có thể phát triển sự hiểu biết về quan điểm kiến trúc nào có liên quan đến việc phân tích.
Hoạt động lập kế hoạch quản trị và giám sát chủ yếu tập trung vào:
- Lựa chọn những dự án hoặc sáng kiến nào sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất trong việc đạt được các chiến lược và kết quả nghiệp vụ
- Xác định những khuôn khổ hoặc mô hình nào tồn tại hoặc được sử dụng trong tổ chức.
Kỹ thuật trong BABOK® Guide
- Tiêu chí chấp nhận và đánh giá
- Động não
- Phân tích năng lực nghiệp vụ
- Phân tích quyết định
- Ước lượng
- Phân rã chức năng
- Phỏng vấn
- Theo dõi hạng mục
- Chuẩn đo và KPI
- Phân tích yêu cầu phi chức năng
- Mô hình tổ chức
- Mô hình hóa quy trình
- Đánh giá
- Phân tích và quản lý rủi ro
- Ma trận vai trò và quyền
- Phân tích Nguyên nhân Gốc rễ
- Mô hình hóa phạm vi
- Danh sách các bên liên quan, Bản đồ hoặc Personas
- Khảo sát hoặc bảng câu hỏi
- Use case và kịch bản
- Câu chuyện người dùng
Các kỹ thuật phân tích nghiệp vụ khác
- Kiến trúc quy trình nghiệp vụ
- Bản đồ năng lực
- Phân tích danh mục dự án
- Phân tích theo định hướng dịch vụ