CÁC BÊN LIÊN QUAN
Mỗi tác vụ bao gồm một danh sách các bên liên quan có khả năng tham gia trực tiếp hoặc chịu ảnh hưởng bởi tác vụ đó. Bên liên quan là cá nhân hoặc một nhóm người mà BA có khả năng tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp.
BABOK® Guide không chỉ định bắt buộc phải có đầy đủ những vai trò này trong một dự án cụ thể. Bất kỳ bên liên quan nào cũng có thể là nguồn yêu cầu, giả định hoặc ràng buộc.
Danh sách này không nhằm mục đích phải là một danh sách đầy đủ về tất cả phân loại các bên liên quan có thể có. Ví dụ bổ sung về những người phù hợp với từng vai trò chung sẽ được liệt kê trong các định nghĩa bên dưới.
Trong hầu hết các trường hợp, sẽ có nhiều bên liên quan được tìm thấy trong cùng một danh mục. Tương tự, một cá nhân cũng có thể đảm nhiệm nhiều hơn một vai trò.
Theo mục đích của BABOK® Guide, danh sách tổng quát các Bên liên quan bao gồm các vai trò sau:
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA)
BA vốn dĩ là một bên liên quan trong mọi hoạt động phân tích nghiệp vụ.
BABOK® Guide cho rằng BA triển khai và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các hoạt động này.
Trong một số trường hợp, BA cũng có thể chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động thuộc vai trò của một bên liên quan khác.
Khách hàng
Khách hàng sử dụng hoặc có thể sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp và có thể có các quyền hạn thuộc về đạo đức hoặc hợp đồng mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đáp ứng.
Chuyên gia về lĩnh vực nghiệp vụ
Là bất kỳ cá nhân nào có kiến thức chuyên sâu về chủ đề liên quan đến nhu cầu nghiệp vụ hoặc phạm vi giải pháp.
Vai trò này thường được thực hiện bởi những người có thể là người dùng cuối hoặc những người có kiến thức chuyên sâu về giải pháp như người quản lý, chủ sở hữu quy trình, nhân viên pháp lý, chuyên gia tư vấn và những người khác.
Người dùng cuối
Người dùng cuối là các bên liên quan trực tiếp tương tác với giải pháp. Họ có thể bao gồm tất cả những người tham gia vào quy trình nghiệp vụ hoặc những ai sử dụng sản phẩm hoặc giải pháp.
Chuyên gia triển khai
Là bất kỳ bên liên quan nào có kiến thức chuyên môn về việc triển khai một hoặc nhiều thành phần giải pháp.
Mặc dù không thể định nghĩa được đầy đủ vai trò của chuyên gia triển khai phù hợp với mọi dự án, nhưng một số vai trò phổ biến nhất là:
- Thủ thư dự án (project Libraian),
- Quản lý thay đổi (Change Manager)
- Quản lý cấu hình (Configuration Manager),
- Kiến trúc sư giải pháp (Solution Architect),
- Nhà phát triển (Developer),
- Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator),
- Kiến trúc sư thông tin (Information Architect),
- Chuyên viên phân tích tính khả dụng (Usability Analyst),
- Người đào tạo (Trainer), và
- Chuyên viên tư vấn thay đổi cơ cấu tổ chức (Organiztional Change Consultant).
Nhân viên hỗ trợ vận hành
Chịu trách nhiệm quản lý và bảo trì hệ thống hoặc sản phẩm.
Mặc dù không thể định nghĩa một cách đầy đủ vai trò của nhân viên hỗ trợ vận hành, nhưng một số vai trò phổ biến nhất là:
- Nhà phân tích vận hành (Operations Analyst),
- Nhà phân tích sản phẩm (Product Analyst),
- Nhân viên hỗ trợ (Helpdesk), và
- Người quản lý phát hành sản phẩm (Release Manager).
Quản lý dự án
Người quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý công việc cần thiết để cung cấp một giải pháp đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ và đảm bảo rằng các mục tiêu của dự án được đáp ứng trong khi cân bằng các yếu tố của dự án bao gồm phạm vi, ngân sách, tiến độ, nguồn lực, chất lượng và rủi ro.
Mặc dù không thể định nghĩa một cách đầy đủ vai trò của quản lý dự án phù hợp cho tất cả các dự án, nhưng một số vai trò phổ biến nhất là:
- Trưởng dự án (Projecct Leader),
- Trưởng nhóm kỹ thuật (Technical Leader),
- Quản lý sản phẩm (Product Manager), và
- Trưởng nhóm (Team Leader).
Bộ phận điều tiết
Chịu trách nhiệm về việc xác định và thực thi các tiêu chuẩn.
Họ có thể áp đặt các tiêu chuẩn về giải pháp thông qua pháp luật, tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp, tiêu chuẩn kiểm toán hoặc tiêu chuẩn được xác định bởi các trung tâm năng lực của tổ chức. Các vai trò thay thế cho bộ phận điều tiết là chính phủ, cơ quan quản lý và kiểm toán viên.
Nhà tài trợ
Các nhà tài trợ có trách nhiệm khởi động những nỗ lực xác định nhu cầu nghiệp vụ và phát triển một giải pháp đáp ứng nhu cầu đó.
Họ cấp phép để công việc được thực hiện, kiểm soát ngân sách và phạm vi của sáng kiến. Các vai trò có thể thay thế là vị trí điều hành và nhà tài trợ dự án.
Nhà cung ứng
Là một bên liên quan bên ngoài ranh giới của tổ chức hoặc đơn vị tổ chức nhất định.
Nhà cung ứng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho tổ chức và có thể phải xem xét các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc đạo đức cùng các nghĩa vụ phải tuân theo.
Các vai trò thay thế là nhà cung cấp (Provider), nhà cung cấp trực tiếp (Vendor) và tổ chức tư vấn (Consultant).
Kiểm thử viên (Tester)
Có trách nhiệm xác định cách thức để xác minh rằng giải pháp đáp ứng các yêu cầu do BA định nghĩa hay chưa, cũng như tiến hành quá trình xác minh.
Tester cũng cố gắng đảm bảo rằng giải pháp đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành và rủi ro về lỗi hoặc hư hỏng được hiểu rõ và giảm thiểu.
Vai trò thay thế là nhà phân tích đảm bảo chất lượng (Quality Insurance Analyst).
YÊU CẦU VÀ THIẾT KẾ
Khơi gợi, phân tích, xác nhận và quản lý các yêu cầu luôn được công nhận là các hoạt động chính của hoạt động phân tích nghiệp vụ.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thừa nhận rằng BA cũng chịu trách nhiệm về định nghĩa thiết kế ở một mức độ nào đó trong Dự án. Mức độ trách nhiệm thiết kế khác nhau tùy theo quan điểm mà một BA đang làm việc.
Các yêu cầu thường tập trung vào nhu cầu; trong khi đó, thiết kế thường tập trung vào giải pháp. Sự phân biệt giữa yêu cầu và thiết kế không phải lúc nào cũng rõ ràng. Các kỹ thuật tương tự được sử dụng để khơi gợi, mô hình hóa và phân tích cả hai. Một yêu cầu sẽ dẫn đến một thiết kế mà thiết kế đó có thể thúc đẩy việc khám phá và phân tích nhiều yêu cầu khác.
Sự thay đổi trọng tâm thường khá nhỏ.
Việc phân loại là yêu cầu hay thiết kế có thể trở nên ít quan trọng hơn khi công việc của BA tiến triển hơn đến mức độ hiểu chi tiết và cuối cùng là đáp ứng được các nhu cầu.
Các tác vụ trong BABOK® Guide như Truy xuất nguồn gốc yêu cầu hoặc Xác định rõ và mô hình hóa yêu cầu có thể đề cập đến các yêu cầu, nhưng mục đích vaacn là bao gồm cả thiết kế.
Hoạt động phân tích nghiệp vụ có thể phức tạp và có tính đệ quy. Một yêu cầu (hoặc một tập hợp các yêu cầu) có thể được sử dụng để định nghĩa một thiết kế. Thiết kế đó sau đó có thể được sử dụng để khơi gợi thêm nhiều yêu cầu bổ sung, từ đó được sử dụng để xác định các thiết kế chi tiết hơn.
BA có thể giao các yêu cầu và thiết kế cho các bên liên quan khác, là những người có thể bổ sung thêm để hoàn thiện thiết kế.
Cho dù đó là BA hay một vai trò khác hoàn thành các thiết kế, thì BA thường vẫn là người xem xét các thiết kế cuối cùng để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các yêu cầu.
Bảng sau đây cung cấp một số ví dụ cơ bản về cách thông tin có thể được xem như một yêu cầu hay là một thiết kế.
Yêu cầu |
Thiết kế |
---|---|
Xem dữ liệu bán hàng trong sáu tháng của nhiều đơn vị tổ chức trên cùng một giao diện hiển thị (single view). | Hình vẽ phác thảo (sketch) của bảng điều khiển |
Giảm lượng thời gian cần thiết để chọn và đóng gói một đơn đặt hàng của khách hàng. | Mô hình quy trình |
Lưu trữ và truy cập thông tin tiền sử bệnh của một bệnh nhân. | Thiết kế mô phỏng (mock-up) màn hình thể hiện các trường thông tin cụ thể. |
Phát triển chiến lược nghiệp vụ, mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn cho một doanh nghiệp mới. | Mô hình năng lực nghiệp vụ. |
Cung cấp thông tin bằng tiếng Anh và tiếng Pháp | Nguyên mẫu (prototype) với văn bản được hiển thị bằng Tiếng Anh và tiếng Pháp. |
Bảng 2.5.1. Yêu cầu và thiết kế
Các bên liên quan có thể đưa ra nhu cầu hoặc giải pháp cho một nhu cầu giả định. BA sử dụng các hoạt động được tìm thấy trong chương Khơi gợi và Hợp tác, Phân tích chiến lược, Phân tích yêu cầu và định nghĩa thiết kế, và Đánh giá Giải pháp để chuyển hóa yêu cầu đó thành một yêu cầu hoặc thiết kế.
Bất kể trọng tâm của bên liên quan là gì, tầm quan trọng trong vai trò của BA nằm ở việc liên tục đặt câu hỏi “tại sao?”.
Ví dụ: “Tại sao yêu cầu hoặc thiết kế này lại cần thiết trong việc cung cấp giá trị cho doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp?”
Bạn có thể tải về bản gốc Tiếng Anh Tại đây
Nhà cung cấp -> theo bản tiếng Anh thì là Supplier, mình nghĩ dịch là Nhà cung ứng thì hợp lý hơn
…..
…
Các vai trò thay thế là nhà cung ứng (supplier), nhà cung cấp trực tiếp (Vendor) và tổ chức tư vấn (Consultant).
-> trong bản tiếng Anh thì là provider chứ ko phải supplier
Cảm ơn bạn nhé, để mình rà lại một lượt