BABOK-Chương 3 – Lập kế hoạch và giám sát hoạt động phân tích nghiệp vụ BAPM – Mục 3.1- Phần 2/2

phần trước, các bạn đã tìm hiểu về các yếu tố, ở phần này hãy tìm hiểu các khái niệm còn lại của “Phương pháp lập kế hoạch tiếp cận phân tích nghiệp vụ” nhé.

Business Analysis Planning and Monitoring Input/Output Diagram

NGUYÊN TẮC VÀ CÔNG CỤ

Đánh giá hiệu suất phân tích nghiệp vụ

Cung cấp kết quả của các đánh giá trước đó cần được xem xét lại và tích hợp vào tất cả các phương án lập kế hoạch.

Chính sách doanh nghiệp

Xác định các giới hạn mà các quyết định phải được đưa ra. Chúng có thể được mô tả bằng các quy định, hợp đồng, thỏa thuận, giao dịch, bảo đảm, chứng nhận hoặc các nghĩa vụ pháp lý khác. Các chính sách này có thể ảnh hưởng đến cách tiếp cận phân hoạt động tích nghiệp vụ.

Đánh giá của chuyên gia

Được sử dụng để xác định phương pháp phân tích nghiệp vụ tối ưu.

Kiến thức chuyên môn có thể được cung cấp từ nhiều nguồn bao gồm các bên liên quan, các Trung tâm xuất sắc (Center of Excellent – CoE) của tổ chức, các nhà tư vấn, hoặc các hiệp hội và nhóm ngành.

Kinh nghiệm trước của nhà phân tích kinh doanh và các bên liên quan khác cần được xem xét khi lựa chọn hoặc sửa đổi cách tiếp cận.

Phương pháp luận và bộ khung

Định hình cách tiếp cận sẽ được sử dụng bằng cách cung cấp các phương pháp, kỹ thuật, thủ tục, khái niệm làm việc và quy tắc.

Chúng có thể cần được điều chỉnh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thách thức nghiệp vụ cụ thể.

Phương pháp tiếp cận sự tham gia của các bên liên quan

Việc hiểu các bên liên quan và mối quan tâm và lợi ích của họ có thể ảnh hưởng đến các quyết định được đưa ra khi xác định phương pháp phân tích nghiệp vụ.

KỸ THUẬT

Động não

Dùng để xác định các hoạt động phân tích nghiệp vụ có thể xảy ra, các kỹ thuật, rủi ro và các hạng mục liên quan khác để giúp xây dựng phương pháp phân tích nghiệp vụ.

Các trường hợp nghiệp vụ (Business Cases)

Được sử dụng để hiểu xem các yếu tố của vấn đề hoặc cơ hội nào đó có đặc biệt nhạy cảm về thời gian, có giá trị cao hay có bất kỳ sự không chắc chắn cụ thể nào xung quanh các yếu tố của nhu cầu hoặc giải pháp có thể xảy ra hay không.

Phân tích tài liệu (Document Analysis)

Sử dụng để xem xét các tài sản hiện có của tổ chức có thể hỗ trợ cho việc lập kế hoạch phương pháp tiếp cận.

Ước lượng (Estimate)

Xác định thời gian thực hiện các hoạt động phân tích nghiệp vụ.

Phân tích tài chính (Financial Analysis)

Đánh giá các cách tiếp cận khác nhau (và các phương án chuyển giao được hỗ trợ) ảnh hưởng như thế nào đến giá trị được chuyển giao.

Phân rã chức năng (Functional Decomposition)

Chia nhỏ các quy trình phân tích nghiệp vụ phức tạp hoặc các phương pháp tiếp cận thành các thành phần khả thi hơn.

Phỏng vấn (Interviews)

Giúp xây dựng kế hoạch phỏng vấn với một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ.

Theo dõi hạng mục (Item Tracking)

Sử dụng để theo dõi bất kỳ vấn đề nào được đưa ra trong các hoạt động lập kế hoạch với các bên liên quan.

Cũng có thể theo dõi các hạng mục liên quan đến rủi ro được nêu ra trong các cuộc thảo luận khi xây dựng phương pháp tiếp cận.

Bài học kinh nghiệm (Lesson Learned)

Xác định kinh nghiệm trước đây của doanh nghiệp (cả thành công và thách thức) trong việc lập kế hoạch phương pháp phân tích nghiệp vụ.

Mô hình hóa Quy trình (Process Modelling)

Sử dụng để xác định và lập tài liệu về cách tiếp cận phân tích nghiệp vụ.

Đánh giá (Review)

Xác nhận phương pháp phân tích nghiệp vụ đã chọn với các bên liên quan.

Phân tích và quản lý rủi ro (Risk Analysis and Management)

Đánh giá rủi ro nhằm lựa chọn phương pháp phân tích nghiệp vụ phù hợp.

Mô hình hóa phạm vi (Scope Modelling)

Được sử dụng để xác định giới hạn của giải pháp như một đầu vào cho lập kế hoạch và ước lượng.

Khảo sát hoặc Bảng câu hỏi (Survey or Questionnaire)

Dùng để xác định các hoạt động phân tích nghiệp vụ có thể có, kỹ thuật, rủi ro và các hạng mục liên quan khác để giúp xây dựng phương pháp phân tích nghiệp vụ.

Hội thảo (Workshops)

Giúp xây dựng kế hoạch trong bối cảnh làm việc nhóm.

CÁC BÊN LIÊN QUAN

  • Chuyên gia về lĩnh vực nghiệp vụ: có thể là nguồn gốc của rủi ro khi cần có sự tham gia hoặc họ thiếu sự sẵn sàng. Cách tiếp cận được thực hiện có thể phụ thuộc vào tính sẵn có và mức độ tham gia của họ vào sáng kiến.
  • Quản lý dự án: quyết định rằng cách tiếp cận là thực tế đối với lịch trình và thời gian tổng thể hay không. Phương pháp phân tích nghiệp vụ phải tương thích với các hoạt động khác.
  • Cơ quan quản lý (bộ phận điều tiết): có thể cần thiết để phê duyệt các khía cạnh của cách tiếp cận phân tích nghiệp vụ hoặc các quyết định được đưa ra để điều chỉnh quy trình, đặc biệt là trong các tổ chức nơi quy trình phân tích nghiệp vụ được kiểm toán.
  • Nhà tài trợ: có thể cung cấp các nhu cầu và mục tiêu cho cách tiếp cận và đảm bảo rằng các chính sách của tổ chức được tuân thủ. Cách tiếp cận được lựa chọn có thể phụ thuộc vào tính sẵn có và sự tham gia của sáng kiến.

ĐẦU RA

Phương pháp tiếp cận phân tích nghiệp vụ: xác định phương pháp phân tích nghiệp vụ và các hoạt động sẽ được thực hiện trong một sáng kiến ​​bao gồm ai sẽ thực hiện các hoạt động, thời gian và trình tự của công việc, các sản phẩm sẽ được sản xuất và các kỹ thuật phân tích nghiệp vụ có thể được sử dụng.

Các kết quả đầu ra còn lại của nhóm kiến thức lập kế hoạch và giám sát hoạt động phân tích nghiệp vụ có thể được tích hợp vào thành một cách tiếp cận tổng thể hoặc độc lập dựa trên phương pháp luận, tổ chức và quan điểm phân tích.

Bạn có thể tải về bản gốc Tiếng Anh Tại đây

Ezami

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *